Nơi cho thuê múa lân rằm trung thu tại Đống Đa Cầu Giấy Mỹ Đình Tây Hồ Long Biên Thanh Xuân

Đầu sư tử không có sừng và được bao phủ một bộ lông dài trông rất oai vệ và dũng mãnh. Người biểu diễn thường núp kín dưới phần bụng sư tử và biểu diễn những động tác khác nhau. Những động tác này đòi hỏi rất nhiều sự dẻo dai và điêu luyện

Một tiết mục múa sư tử là sự kết hợp của nhiều người với nhau. Thường là 2 người biểu diễn, 1 người đánh trống và 1 người cầm quả cầu. Những cá nhân này phải có sự ăn ý nhau trong từng tiếng trống và từng động tác. Chính vì vậy nên chúng ta có thể thấy đây là một bộ môn nghệ thuật đường phố có tính kỷ luật và tính đồng đội rất cao

Nhịp trống của múa sư tử cũng khác với nhịp trống múa lânNhịp trống thường được sử dụng là nhịp trống Bắc Kinh hay nhịp trống múa Sư. Ngoài loại hình múa sư Trung Hoa thì còn có một số loại hình khác như múa sư tử Nhật Bản, múa múa sư tử Việt Nam,… với nhiều đặc điểm khác nhau phù hợp với truyền thống và văn hóa của từng quốc gia.

maxresdefault.jpg

Ý nghĩa của số lượng Lân biểu diễn

Có thể bạn chưa biết, số lượng lân biểu diễn trong mỗi tiết mục cũng có ý nghĩa riêng: 

  • Hai Lân cùng múa gọi là song hỷ.
  • Bốn Lân là tứ hỷ.
  • Năm Lân tượng trưng cho ngũ hành.
  • Bảy Lân là bảy sắc cầu vồng.
  • Chín Lân là biểu tượng của sự thiêng liêng và tốt đẹp.

Múa lân sư rồng Việt Nam

Múa lân sư rồng ở Việt Nam giống với khu vực miền Nam Trung Quốc và có thêm các đặc điểm riêng với những hình thù lân sư rồng và những điệu nhảy độc đáo, đặc biệt là múa lân của dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, ông Địa với chiếc bụng phệ và nụ cười hiền từ là một nhân vật không thể thiếu bên cạnh các đoàn lân nước ta. Các màn trình diễn múa lân ở Việt Nam thường được thực hiện tại các lễ, tết truyền thống như Tết Nguyên Đán, lễ cưới hỏi, sinh nhật,... đặc biệt là dịp Tết Trung Thu. 

Múa lân sư rồng Trung Quốc

Trung Quốc là quê hương của tục múa lân sư rồng với nhiều truyền thuyết về sự tích ra đời của bộ môn nghệ thuật đường phố này. Ở Trung Quốc, hình dáng của sư tử và các điệu nhảy cũng khác nhau theo từng khu vực.

Trong đó, sư tử miền Bắc thường biểu diễn theo cặp đực và cái, nơ đỏ biểu thị cho con đực và nơ xanh lá cây đại diện cho con cái. Sư tử miền Nam có một chiếc sừng làm điểm nhấn, được làm từ đa dạng các chất liệu. Đặc biệt, những điệu nhảy ở miền Bắc thường vui tươi, nhộn nhịp hơn ở miền Nam.

Múa lân sư rồng Nhật Bản

Nhật Bản cũng là một đất nước có truyền thống lâu đời về múa lân sư rồng với nhiều phong cách nhảy và cách thiết kế hình dáng sư tử khác nhau. Ở đất nước mặt trời mọc, múa lân sư rồng thường được biểu diễn đầu năm mới để xua đuổi vận xui, mang lại may mắn. Múa lân sư rồng ở Nhật Bản có nhiều biến thể khác nhau, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho loại hình nghệ thuật dân gian này.

Công ty tổ chức sự kiện SmartEvent

Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng hạ, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096125686

https://www.facebook.com/tochucchuongtrinhtrungthu

Bình luận