Tham khảo giá thuê múa lân múa sư tử trung thu tại Đống Đa Cầu Giấy Ba Đình Long Biên Hà Đông Tây Hồ Thanh Xuân

Mỗi bộ đồ lân sẽ bao gồm phần đầu và đuôi lân, bao do hai người đảm trách múa sao cho con lân biểu diễn được những động tác uyển chuyển, nhịp nhàng và thu hút. Ở quy mô nhỏ, múa lân chỉ bao gồm một con lân, đội trống, thanh la và ông Địa (tương truyền là Phật Di Lặc giáng thế). Ở những buổi biểu diễn có quy mô lớn hơn, số lượng lân có thể lên đến 3-4 con. Đồng thời, cùng biểu diễu với lân còn có sư tử và rồng. 

Tiết mục biểu diễn “Rước đèn tháng tám”

Ca khúc do nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác, đã thể hiện được không khí đêm hội trăng rằm một cách chân thực nhất. Tiếng nói cưới của trẻ em hòa cùng cảnh chiêng trống tưng bừng và các đoàn lân, sư tử chen nhau nhảy múa. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng tác phẩm vẫn vang lên mỗi khi Trung Thu đến.

Tiết mục biểu diễn “Chiếc đèn ông sao”

Bài hát được ra đời trong niềm mong nhớ đất nước, quê nhà của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Tuy nhiên tác phẩm lại mang một giai điệu rất rộn ràng, náo nhiệt. Mỗi khi nghe bài hát vang lên chắc chắn hầu hết chúng ta đều có thể nhận ra rằng ngày tết Trung Thu đang đến gần. Trải qua hơn 65 năm nhưng giai điệu bài hát luôn được các em nhỏ thiếu nhi thích thú và hát vang trong mỗi lễ hội Trung Thu.

Để tạo nên sức hấp dẫn cho buổi biểu diễn, không thể nào không kể đến sự góp mặt của đoàn trống, thanh la và ông Địa. Theo nhịp điệu của tiếng trống trầm hùng và thanh la rộn rã, múa lân sư rồng sẽ trình diễn những màn múa hết sức đẹp mắt. Đứng cách xa hàng chục mét, người ta đã cảm nhận được sự rộn rã, vui tươi của những đoàn múa lân. Chính vì nét đặc trưng này mà vào các dịp lễ tết, múa lân thường được lựa chọn để tăng thêm không khí vui nhộn trong công ty, gia đình.

Theo sự tích được kể lại từ người Trung Hoa, lân là con thú cực kì hung dữ, chuyên đi ăn thịt người. Để bảo vệ dân lành, đức Phật Di Lặc đã giáng thế, hóa thân thành ông Địa để chế phục kì lân. Sau khi cho kì lân ăn cỏ linh chi, nó đã trở nên hiền lành và tinh nghịch hơn. Chính vì thế, khi xem múa lân tết, người ta thường thấy một ông bụng bự, mặc đồ đỏ, khuôn mặt vui vẻ cầm quạt đùa giỡn và mô tả các động tác cho lân ăn.

Hằng năm, vào dịp Trung thu, tết cổ truyền và một số ngày lễ khác, người ta cho rằng ông Địa vẫn thường dắt kì lân đi ban phước lành cho người dân. Chính vì thế, múa lân ngày tết đã trở thành nét đẹp văn hóa, mang ý nghĩa tâm tinh về đời sống hưng thịnh đối với người dân.

Kì lân có rất nhiều loại với màu sắc khác nhau. Mỗi màu lân đều mang ý nghĩa và sự tích riêng. Múa lân tết, người ta thường chọn 3 màu lân phổ biến là vàng hoặc đỏ. Ngoài ra, nếu phục vụ cho những đoàn lớn, người ta sẽ sử dụng thêm lân đen, trắng hoặc xanh, đôi khi có rồng múa kèm. Trong đoàn lân, bắt buột phải có ông Địa, đoàn trống, thanh la não bạt, vì đây là những thành phần tạo đến sự hứng khởi cho người xem. 

298186075_3179171512331761_1856757370718707981_n.png?stp=dst-png_p403x403&_nc_cat=100&ccb=1-7&_nc_sid=aee45a&_nc_ohc=Yg4nDzNZFIIAX-qBi3w&_nc_ad=z-m&_nc_cid=0&_nc_ht=scontent.xx&oh=03_AVIWYbWBNmf1ITK3oRDVezY80XMNQchPQZzq_qnT8VGLNw&oe=63237DAE

Công ty tổ chức sự kiện SmartEvent

Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng hạ, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096125686

https://www.facebook.com/tochucchuongtrinhtrungthu

Bình luận