Múa lân sư tử giá rẻ nhất 2022 tại Đống Đa Cầu Giấy Mỹ Đình Long Biên Hà Đông Tây Hồ Thanh Xuân

Tục lệ này đặt ra là một hình thức chơi múa, đồng thời cầu cho trong nước có thánh nhân ra đời để thiên hạ được thái bình. Theo sử ký của Trung Hoa, lân là vật tương trưng cho thái bình thịnh trị. Sách Tam Hoàng Ngũ Đế nói Lân ra đời vào thời đại Hoàng đế Hiên Viên, cách đây khoảng độ 5 ngàn năm, và chỉ khi nào trong nước có thánh nhân thì lân mới ra đời. Lân ra đời là một điềm tốt.

Theo sử chép thì ở Trung Hoa chỉ có hai lần có lân ra, một lần như trên, và một lần vào thời Khổng Phu Tử. Lần sau này, lân ra đời bị người kiếm củi không biết, đánh què một chân.

Khổng Phu Tử cho con lân này là điềm ứng vào mình nên ngài sa nước mắt, rồi từ đó ngài nghỉ ở nhà để sáng tác Kinh Xuân Thu, không đi chu du Liệt Quốc nữa. Ngài luận rằng lân bị đánh què, tức là lân ra không gặp thời, mà lân không gặp thời tức nhiên mình cũng không gặp thời, không gặp thời thì đi đến nước nào, đem học thuyết của mình ra nói cũng chỉ uổng công thôi. Khổng Phu Tử bắt đầu làm Kinh Xuân Thu từ năm ngài thấy có muông lân, nên Kinh Xuân Thu, một tác phẩm mà Quan Vân Trường đời Tam Quốc thích thú say mê nhất, còn có tên gọi là Lân Kinh nữa. Song có thuyết lại chép khác: Ngài đang viết Kinh Xuân Thu, thấy lân ra đời bị đánh què một chân, nên ngài buồn, rồi thôi không viết nữa.

Dịch vụ múa lân khai trương, khánh thành, động thổ tại TP.HCM, Long An

Còn theo các sách truyện của Trung Hoa, lân là một vật thú, mình nai, đuôi trâu và ngay ở trên đầu có một cái sừng thịt. Con đực là con Lân, con cái là Kỳ, đầu không có sừng.

Sách Từ Nguyên lại chép thêm, lân là một vật hình dáng như trên và có lông ngữ sắc, không ăn cỏ tươi, không ăn thịt sống nhưng cũng không nói rõ là lân thích ăn những thứ gì.

Đó là con Lân trong sách vở Trung Hoa, còn ở Việt Nam thì con lân lại khác. Theo tục truyền nước ta xưa có bắt được một cặp kỳ lân, cặp kỳ lân này mình như mình trâu, tai như tai voi, chân như chân chó, không có lông, chỉ có vảy như vảy cá.

Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng. Lân không sừng giống hổ, đầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ, viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen.

Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, được sử dụng để múa nhiều nhất. Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Còn Sư (sư tử) thì phải chế tạo cả con.

Trong màn trình diễn múa lân- sư- rồng không thể thiếu ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ. Ông Địa đầu hói tròn, cười teo toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui, hiền lành.

 Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa thể hiện tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loại vật và con người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc... Múa sư tử thì khác múa lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu.

Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân. Múa rồng xuất hiện muộn hơn múa lân và múa sư, vào khoảng năm 1944 do ông Trần Bồi, chủ cơ sở sản xuất xà bông Trung Nam ở Sa Đéc (là người gốc Phúc Kiến- Trung Quốc, nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật múa rồng), tổ chức đội múa từ các thanh niên công nhân trong xưởng của ông.

Múa rồng có đến hơn 30 điệu khác nhau, người ta tin rằng Lân- sư- rồng vào nhà là mang đến tài lộc may mắn và hạnh phúc cho gia chủ.

Công ty tổ chức sự kiện SmartEvent

Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng hạ, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096125686

https://www.facebook.com/tochucchuongtrinhtrungthu

Bình luận