Đội múa lân múa sư tử trung thu 2022

Sư tử được du nhập vào Trung Quốc thông qua giao lưu văn hóa và buôn bán với Tây vực. Sư tử được người Trung Quốc gọi là “bách thú chi vương” nghĩa là chúa tể trong muôn loài. Sư tử xuất hiện trong kiến trúc, điêu khắc, hội họa và những loại hình nghệ thuật khác,....  Đó là những tác nhân ban đầu xuất hiện điệu múa sư tử và múa sư tử trung thu.

Sau đó múa sư tử được du nhập vào nhiều quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Loại hình múa sư tử không chỉ xuất hiện trong các dịp lễ Tết, trung thu. Nay còn xuất hiện trong những dịp khai trương, khánh thành, mừng thọ,.... Trong đó múa sư tử trung thu được xem là loại hình nghệ thuật không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu.

Múa sư tử trung thu là một nghệ thuật biểu diễn dân gian mô phỏng động các tác của sư tử được biểu diễn vào các dịp Trung Thu hằng năm. Múa sư tử là sự kết hợp vũ đạo với võ thuật và âm nhạc. Nhiều người khó phân biệt giữa múa múa sư tử trung thu và múa lân trung thu. Thật ra múa sư tử khác múa lân về cách múa lẫn tiếng trống. Trống trong múa sư tử được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh.

Múa sư tử trung thu mang ý nghĩa đem lại tiếng cười, sự vui vẻ và bình an cho mọi người. Ngoài ra loại hình này còn mang ý nghĩa xua tan những điều xấu đồng thời cũng đem lại sự may mắn cũng như sức khỏe cho gia chủ.

Truyền thuyết kể vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một con thú rất hung dữ, chuyên ăn thịt người và năm nào cũng xuất hiện phá phách vào mỗi dịp tết Trung Thu. Ông Địa lấy cỏ linh chi cho nó ăn và thu phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành không còn quậy phá dân lành và chỉ biết ăn thực vật.

Múa Lân 2021 / Khai Quang Điểm Nhãn Lân Sư Rồng / LSR Phước Nghĩa Đường -  YouTube

Kể từ đó, hằng năm ông Địa lại dẫn lân đi vui Tết trung thu cùng mọi người và ban phước lành, may mắn, ấm no đến cho mọi nhà. Lân xuất hiện ở đâu thì ở đó tà ma bị loại trừ, nhân dân hạnh phúc, đất đai màu mỡ. Đám múa gồm một người đội chiếc đầu lân bằng giấy hoặc bằng vải màu sặc sỡ và múa theo nhịp trống. Nối liền với đầu lân là đuôi Lân được làm bằng mảnh vải dài do một người phía sau cầm phất theo nhịp múa của đầu lân.

Có nhiều hình thức múa lân nhưng phổ biến và đặc sắc nhất phải kể đến chính là Mai Hoa Thung- một điệu nhảy đỉnh cao của nghệ thuật múa lân sư rồng. Đây được xem là điệu nhảy khó nhất, đòi hỏi người nhảy phải có nhiều kĩ năng và thật sự điêu luyện, bởi chỉ một phút sơ sẩy có thể gây tai nạn nghiêm trọng. Người múa phải phối hợp thật nhịp nhàng, phải thật sự đam mê và có sự kiên trì, dày công luyện tập nhiều năm tháng mới có thể biểu diễn thành công và đem lại cho người xem một màn trình diễn thật ngoạn mục và hấp dẫn. Nhìn cảnh tượng lân duy chuyển điêu luyện và linh hoạt trên cột cao làm người ta liên tưởng đến hình ảnh mọi việc khó khăn đều có thể vượt qua suôn sẻ và tài lộc, thịnh vượng sẽ đến với gia đình.

Chính vì ý nghĩa tốt đẹp đó mà ngày nay, mỗi khi có những dịp lễ như tết Nguyên Đán, tết trung thu, kể cả khai trương, mở tiệm, người ta thường mời Lân đến múa như một lời cầu mong về những điều tốt đẹp sẽ đến, an khang thịnh vượng. Đăc biệt, ngoài rước đèn, mâm cỗ, bánh trung thu,... múa lân đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết trung thu để mang lại những màn trình diễn vui vẻ cho tất cả mọi người và náo động không khí tươi vui đem lại một ngày hội Trung thu náo nhiệt và vui vẻ hơn. 

Công ty tổ chức sự kiện SmartEvent

Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng hạ, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096125686

Bình luận