8 ý tưởng Trò chơi Trung thu cho thiếu nhi không thể bỏ qua

1. Thi làm bánh Trung thu

Dịp Trung thu sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa với các em nếu chúng được tự học cách làm bánh Trung thu. Các mẹ có thể tổ chức một trò chơi thú vị kiểu như thế này: cho mỗi bé được tự làm chiếc bánh Trung thu của riêng mình và tổ chức chấm giải hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc bánh Trung thu khổng lồ cũng rất vui. Đây là một trong những trò chơi Trung thu cho thiếu nhi rất ý nghĩa, giúp trẻ hiểu được các công đoạn để làm nên một chiếc bánh Trung thu và trân trọng giá trị của sức lao động. Đây cũng là cách giúp mẹ dạy bé hiểu hơn về chiếc bánh truyền thống của Việt Nam.

Tổ chức lễ hội hóa trang

Đây là trò chơi mà bất cứ trẻ em nào đều thích đặc biệt là các bạn nữ. Mẹ hãy chuẩn bị những bộ đồ để bé có thể hóa trang thành các nhân vật cổ tích mà mình yêu thích như chị Hằng, thỏ ngọc, công chúa... còn bé trai thì hóa trang thành chú Cuội chẳng hạn. Các mẹ cũng có thể lên kế hoạch tổ chức một cuộc thi để chọn ra người hóa trang giống nhất và trao giải cho các bé. Xen kẽ với cuộc thi là các buổi "phá cỗ" với bánh ngọt và trái cây.

2. Truy tìm báu vật

Nếu khu vực bạn ở có diện tích rộng lớn và nhiều người quản lý thì có thể tổ chức trò chơi truy tìm báu vật để các bé tham gia. Mẹ hãy chia các bé thành các nhóm, mỗi nhóm đều phải có người hướng dẫn, lên kế hoạch tổ chức một chuỗi các trò chơi, mỗi trò chơi lại ẩn chứa một thông điệp mà sau khi chinh phục được toàn bộ các trò chơi, các bé có thể xâu chuỗi những thông điệp đó để tạo thành một thông điệp chung, cũng chính là chìa khóa để mở ra kho báu.Kho báu ở đây có thể là một chiếc hộp chứa đầy bánh kẹo, đồ chơi bên trong. Lưu ý là số lượng bánh kẹo, đồ chơi phải đủ nhiều để bé nào cũng có phần.

3. Tập làm lồng đèn

Lồng đèn là đồ chơi Trung thu truyền thống mà bất kể bé trai hay bé gái đều thích. Tuy nhiên, hiện nay, lồng đèn bằng điện đều được bán sẵn khiến nhiều bé không biết cách làm lồng đèn bằng giấy như thế nào. Nếu như có đủ không gian, các mẹ có thể bàn nhau mời một nghệ nhân về để hướng dẫn các bé cách làm lồng đèn Trung thu bằng giấy truyền thống hay cách làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc ngày Tết Trung thu. Có thể tổ chức cuộc thi xem bé nào làm đèn đẹp hơn, nhanh hơn hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc đèn lồng thật to, sau đó dùng chính những sản phẩm này để tham gia lễ rước đèn.

4. Tổ chức Trung thu cho các bé chơi ghép hình

Nếu ở khu vực bạn sinh sống có nhiều em nhỏ nhưng diện tích chơi lại hạn chế thì mẹ có thể tổ chức chương trình tổ chức Tết Trung thu cho thiếu nhi là các trò chơi ghép hình. Các mẹ có thể chia các bé thành những nhóm nhỏ, phân chia không gian cho các nhóm, sử dụng đạo cụ là các tấm bảng và các mảnh ghép để các bé dán lại tạo thành một hình có ý nghĩa liên quan đến Trung thu. Vì đây là trò chơi mang tính tập thể nên mẹ cần chọn những mảnh ghép có kích thước lớn một chút, có thể bằng cuốn vở là hợp lý. Kích thước tổng thể của bức tranh cần ghép là khoảng 3x1 mét, mỗi nhóm khoảng 5-10 em. Chất liệu mảnh ghép mẹ nên dùng là format, vừa rẻ tiền, vừa nhẹ lại không dễ hỏng, rất thích hợp với trẻ nhỏ. Mỗi bức ghép nên có một hình mẫu nhỏ để các bé biết được nội dung bức tranh cần ghép là gì. Đội nào ghép đúng hình nhanh hơn sẽ là đội giành chiến thắng và được tặng quà là gấu bông, búp bê hay ô tô... Sau cuộc thi ghép hình sẽ là màn phá cỗ và màn rước đèn tưng bừng, đảm bảo các bé sẽ rất thích.

5. Rồng rắn lên mây

Đây là trò chơi dân gian quen thuộc với thiếu nhi, được tổ chức nhiều trong các dịp lễ hội.

Cách chơi như sau: 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và đứng một chỗ. Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vòng trong sân, vừa đi vừa đọc:

“Rồng rắn lên mây

Có cái cây lúc lắc

Có ông chủ ở nhà không?”

Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” trẻ dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” trẻ sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.

Ông chủ: Cho xin khúc đầu?

Cả nhóm: Những xương cùng xẩu

Ông chủ: Cho xin khúc giữa?

Cả nhóm: Chả có gì ngon

Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?

Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” chạy đuổi bắt cho được người cuối cùng còn cả nhóm sẽ chạy để bảo vệ cho người cuối cùng không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thì người làm “ông chủ” sẽ thắng và trò chơi bắt đầu lại.

294362071_1259815484755314_2645406530753456415_n.png?stp=dst-png_p403x403&_nc_cat=103&ccb=1-7&_nc_sid=aee45a&_nc_ohc=ZdXz2B2Yx-4AX_bFvK8&_nc_ad=z-m&_nc_cid=0&_nc_ht=scontent.xx&oh=03_AVJFSwyw6OhZdzldcdJ6zLgLYp3qPSKvnnetTPwxl234OQ&oe=631BB978

6. Trò chơi đua thuyền trên cạn

Chia người tham gia thành các đội với số lượng thành viên bằng nhau. Sau khi đã chia xong, các đội xếp hàng dọc tại vạch đích. Các thành viên trong đội ngồi bệt xuống đất tạo thành con thuyền bằng cách: Thành viên phía sau lấy hai chân quàng vào hông người phía trước, cứ như vậy cho đến người cuối cùng. Hai tay chống ra sau làm nhiệm vụ như tay chèo thuyền.

Khi có hiệu lệnh xuất phát đến từ phía quản trò, các đội chơi sẽ di chuyển bằng lực tạo đà ở tay, đồng thời dịch chuyển người và mông sao cho thật thật khéo léo để không bị mất thăng bằng, trong khi chân vẫn quàng vào người phía trước mà không bị đứt ra. Đội chiến thắng sẽ là đội đua thuyền về vạch đích nhanh nhất mà không bị đứt giữa chừng.

7. Chuột nhử Mèo

Chuột nhử Mèo cũng là một trò chơi tạo nên không khí tươi vui cho các bạn nhỏ vào tết trung thu. Sự nhanh nhẹn và khéo léo chính là yếu tố đòi hỏi người chơi cần có khi tham gia trò chơi này.
Số lượng người chơi: 6 - 7 em trở lên.
Cách chơi như sau:

  • Cử ra một bé làm chuột và các bé còn lại sẽ là mèo, ngồi bệt thành vòng tròn quay mặt vào tâm, hai tay quơ ra phía sau lưng đón mồi. Bé làm chuột cầm chiếc khăn (mồi) chạy quanh ngoài vòng tròn và kín đáo thả khăn sau lưng một con “mèo” nào đó, cố gắng làm sao đừng để con ''mèo'' đó biết…
  • Chạy hết một vòng, nếu bé làm ''chuột'' phát hiện thấy mèo kia chưa biết có khăn mồi sau lưng, thì chuột có quyền cầm khăn mồi lên mà quất mạnh vào vai, vào lưng của chú mèo mất cảnh giác… Con ''mèo'' bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, rồi về ngồi lại chỗ cũ thì thoát.
  • Nếu mèo ranh ma hơn mà phát hiện khăn mồi sau lưng, thì cầm khăn đứng lên và lao đi đánh đuổi chuột kia quanh vòng tròn. Chuột tránh đòn phải chạy nhanh hết vòng và ngồi vào vị trí của mèo bỏ lại mới thoát.
  • Trò chơi cứ thế liên tục với “chú chuột” mới chính là… “mèo” thắng cuộc.

8. Cam quýt mít dừa

Từ lâu, ''Cam quýt mít dừa'' đã được xem là một trò chơi quen thuộc của trẻ em miền Bắc và vẫn thường được tổ chức mỗi khi trung thu về. 

Số lượng người chơi: 8 người, lứa tuổi khoảng 8-13.
Cách chơi như sau:

  • Trong nhóm sẽ có một bé được cử ra làm người “cầm cái” đứng ngoài, những bé lại xếp thành hàng ngang và đựợc đặt tên thứ tự theo 7 loài quả: Cam – Quýt – Mít – Dừa – Dưa – Hồng – Cậy. Mỗi bé sẽ đứng độc lập với nhau và đưa hai bàn tay ra sau lưng, đan vào nhau tạo thành hình một cái bát hứng. Cách hàng ngang này 10 – 15m, vẽ một đường thẳng để làm đích đến.
  • Trò chơi bắt đầu khi bé cầm cái sẽ cầm một quả banh nhỏ hay trái cây, bất ngờ đặt vào bát hứng của 1 trong 7 bé còn lại. Bé nhận cái phải nhanh chóng chạy về vạch đích, trong khi đó, 2 người sát 2 bên sẽ tìm cách ngăn lại. Nếu bé này về được đến đích thì có thể gọi tên bất cứ một loại quả nào để cõng mình về. Khi đã trở về vị trí ban đầu, trò chơi sẽ tiếp tục được lặp lại.
  • Lưu ý là bé không được làm rơi quả banh xuống đất hoặc bị giữ lại. Nếu xảy ra một trong 2 điều này thì bé sẽ phải quay về vị trí ban đầu.

Công ty tổ chức sự kiện SmartEvent

Địa chỉ: Tầng 1 số 15 ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh, Láng hạ, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0961256868

Bình luận